• Vnedu
    • vnedu Tra Cứu Điểm
    • VnEdu Mobile
    • Vnedu LMS
    • Vnedu Teacher
    • MozaBook
  • Tra Điểm
    • TRA CỨU ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA
    • Tra Điểm Thi Đầu Vào Lớp 10
  • Hướng dẫn sử dụng
    • Giáo viên

vnedu | VnEdu Tra Cứu Điểm | vnedu Tra Điểm . Net

Vnedu Tra cứu điểm| vnEdu Connect là ứng dụng tiện ích dành cho Phụ huynh Học sinh trên Hệ sinh thái Mạng Giáo dục Việt nam - vnEdu, giúp kết nối giữa Phụ huynh Học sinh và Nhà Trường| Tra Điểm

Lắp mạng FPT

  • Cáp quang biển
  • Zalo
Trang chủ » Blog » Chuyện trên lớp: Vì sao chúng mình thường ngại phát biểu?

Chuyện trên lớp: Vì sao chúng mình thường ngại phát biểu?

VnEdu - 30/01/2023

Rõ ràng, đây là câu chuyện chẳng của riêng ai. Thời học sinh, chắc hẳn ai cũng từng một lần trải qua cảm giác này, nếu không muốn nói là nhiều lần. Nguyên nhân thì có rất nhiều, xuất phát cả từ mặt chủ quan và khách quan, từ phía giáo viên giảng dạy và từ cả chính chúng mình. Vậy, cùng lật ngược lại vấn đề một chút, vì sao chúng mình cần tham gia phát biểu?

Câu chuyện của mình – mình ngại phát biểu

Mình từng rơi vào trường hợp này, hầu như suốt cả thời học sinh của mình. Những tiết học kéo dài lê thê chìm trong sự im lặng, thỉnh thoảng chen vào là tiếng kêu gọi học sinh phát biểu đầy bất lực của thầy cô. Nguyên nhân lớn nhất đối với mình là do tâm lý ngại phát biểu, và mình sợ mình nói bị sai, nói hớ, nói lắp, sợ rằng mọi người cười, sợ thầy cô mắng, tóm lại là sợ bị “quê”. Thỉnh thoảng thì cũng do mình lơ là, người trong lớp nhưng hồn đang treo ở tập 16 trong bộ phim Hàn Quốc mình xem tối qua, nên đến lúc câu hỏi được đặt ra, mình bị ú ớ, thậm chí còn phải quay sang đứa bên cạnh hỏi xem thầy cô vừa hỏi cái gì. Môn không giỏi thì mình không phát biểu, môn mình học được mà phát biểu thì sợ người ta kêu “sao mà hay ra zẻ quá!”…

ngại phát biểu

Rất nhiều lí do. Cảm giác như biện minh là một bản năng vượt trội nhất của con người, vì vấn đề gì người ta cũng có cả ngàn lý do để nói.

Đến khi mình vào năm nhất đại học, mình thay đổi hoàn toàn. Năm ấy, dịch vẫn còn hoành hành. Những buổi học đầu tiên được tiến hành qua màn ảnh nhỏ, dưới cái độ phủ đầy quyền lực của ứng dụng Zoom. Kiểu nó là một môi trường hoàn toàn mới đối với mình, kiến thức mới, bạn bè mới, thầy cô mới, tư duy mới. Từ một cái ý nghĩ là phát biểu sai sợ mọi người cười, mình lại nghĩ là :”thôi kệ đi, lớp đông thế này đếch đứa nào biết mình là ai đâu. Cười thì cười, chứ mình không theo được bài là mình toang!”

phát biểu

Cái suy nghĩ này làm thay đổi “địa vị” của mình trong lớp. Từ một đứa ất ơ vô danh chả ai biết là ai, các bạn, và kể cả là thầy cô, dần nhớ nguyên cả cái tên cúng cơm của mình, thậm chí gán cho mình cái mác “tứ hoàng”. Kiểu mình xuất hiện trên mọi mặt trận, thầy cô vừa đưa ra yêu cầu một cái là ấn giơ tay phát biểu. Và mình phát biểu nhiều đến nỗi thay vì gọi mình trả lời, thầy cô bảo là: “ngoài những bạn này ra không còn ai khác à?”

Mình được gì?

Đầu tiên phải kể đến là cảm giác chiến thắng, chiến thắng chính bản thân mình. Cảm giác sau mỗi lần như thế mình sẽ tự tin hơn, và mình học được nhiều cái hơn. Mình nghĩ là nếu cứ trốn mãi đằng sau cái chữ ngại, thì mình sẽ không bao giờ biết được đúng sai chỗ nào, không bao giờ biết được giới hạn của mình đến đâu.

Tất nhiên thì phát biểu chỉ là một việc nhỏ, chỉ là một yếu tố khi chúng mình còn ngồi trên ghế nhà trường, và không phải là đích đến cuối cùng. Nhưng, nhìn lại vấn đề một cách bao quát, việc phát biểu cho chúng mình được nhiều hơn là mất, và được, là được những thứ lâu dài.

Sự tự tin, hay nói một cách thô nhưng thật, là mặt dày thêm một tấc, bởi sau này khi ngồi trên ghế giảng đường hay đi làm, sẽ không đơn giản chỉ là phát biểu ý kiến cho cả lớp nghe nữa, mà còn là những bài thuyết trình, diễn thuyết với tầm cỡ và quy mô lớn hơn.

Cách nhìn nhận và giải quyết một vấn đề.

Biết cách buông bỏ cái tôi để học được nhiều hơn một thứ.

Học được cách giữ tập trung

…

Tất nhiên là một bài này thì không thể kể hết, và dù có bao nhiêu lời đi nữa thì cũng không hiệu quả bằng chính việc các bạn tự trải nghiệm. Vậy thì sau hôm nay, dù có là bất cứ lý do gì đi chăng nữa, hãy cũng thử một lần đóng góp vào sự sôi động của lớp học nhé. Chắc chắn sự đóng góp này sẽ làm cho thiện cảm tăng lên trong mắt thầy cô rất nhiều đấy!

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết. Chúc các bạn học tập tốt, và đừng quên theo dõi những số sau tại VnEdu Tra cứu điểm nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan:

3 cuốn sách giúp bạn thay đổi tư duy
Lên kế hoạch ôn thi như thế nào?
Hành trang tập lớn: Những kỹ năng nhất định phải trang bị

Thuộc chủ đề:Blog, Học tập Tag với:ngại phát biểu, phát biểu, vnedu, vnedu tra cứu điểm

Sidebar chính

TRA CỨU ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA

TRA CỨU ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA

Hướng dẫn tra cứu điểm thi THPT Quốc Gia được công bố để phụ huynh và học sinh có thể tra cứu sớm nhất.

3 cuốn sách giúp bạn thay đổi tư duy

Trong những năm qua, nhiều tác giả đã viết những cuốn sách truyền cảm hứng đầy mạnh mẽ và cảm động. Những điều này đã đẩy con người lên một tầm cao mới trong sự phát triển của tư tưởng, định hình tư duy theo một chiều hướng lành mạnh và tích cực hơn. Mọi […]

Lên kế hoạch ôn thi như thế nào?

Kế hoạch ôn thi là một lịch trình có thể được chia thành các hoạt động, mục tiêu và nhiệm vụ học tập được xác định rõ ràng trong khoảng thời gian cần thiết mỗi ngày. Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn đang cố gắng tìm thời gian giữa công việc, đời sống […]

Hành trang tập lớn: Những kỹ năng nhất định phải trang bị

Chúng ta thường tiếp cận hai từ “kỹ năng” trong những bối ảnh nhất định. Ví dụ như trong học tập thì có kỹ năng giải bài, đọc hiểu, phân tích câu. Trong môi trường làm việc, người ta lại hay nhắc đến kỹ năng tin học, kỹ năng giao tiếp, đàm phán. Đó là […]

Nên làm gì khi bị stress?

Cuộc sống vốn dĩ là không dễ dàng, bất kể người nào cũng vậy, dù cho có là người giàu hay kẻ nghèo, học sinh hay người đi làm, người đã về hưu, bậc làm cha mẹ, lứa còn trẻ thơ,… tất cả những giai đoạn chúng ta trải qua trong cuộc sống này đều […]

Chọn tổ hợp thi kỳ thi tốt nghiệp THPT như thế nào?

Một mùa thi nữa lại đang đến gần, đầy cam go và thách thức. Ngoài việc phân bổ thời gian ôn lại kiến thức và giải đề một cách thật khoa học, các bạn cũng cần dành một phần trong đó để suy nghĩ và cân nhắc về việc định hướng ngành, nghề cũng như […]

3 loại chứng chỉ bạn có thể ẵm ngay khi còn là học sinh

Phải công nhận rằng, sự phát triển của thời đại luôn đi cùng với sự vận động của vạn vật, ngay kể cả con người. Câu nói “Trường giang sóng sau xô sóng trước” đang ngày được thể hiện rõ hơn trong bối cảnh ngày nay, khi lớp trẻ đang có sự trở mình mạnh […]

thói quen đọc sách

Vì sao nên duy trì thói quen đọc sách?

Bạn đã có bao giờ từng nghĩ tới vấn đề này trước đó chưa? Nếu đã từng nghĩ tới, liệu bạn đã tìm được câu trả lời khiến bạn cảm thấy thỏa mãn với nó? Rõ ràng, chúng ta đều ít nhiều biết và thấy được lợi ích của việc đọc sách, nhưng không phải […]

duolingo

Review Duolingo: Cơn ác mộng màu xanh lá

Duolingo là gì? Mình cá đây không phải là một cái tên xa lạ. Kể cả là người không có nhu cầu học ngoại ngữ chắc hẳn cũng đã từng kinh qua một lần rồi, chứ đừng nói tới những kẻ kiếm tìm đủ cách để trở nên thành thạo một ngôn ngữ. Nói một […]

Chính thức: Bộ GD&ĐT công bố đề thi minh họa THPTQG 2023

Vừa rồi, vào sáng 1/3, Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố bộ đề thi minh họa cho kỳ thi THPTQG sắp tới – năm 2023, bao gồm các môn xét tốt nghiệp và các môn ngoại ngữ xét tuyển. Xét về phương án xét tuyển năm nay, về cơ bản vẫn được định hướng […]

thi lịch sử thptqg 2025

2025: Lịch sử có thể trở thành môn thi bắt buộc

Theo nguồn tin gần đây, được đưa bởi VTV24 – kênh thông tin trực thuộc Đài truyền hình Quốc gia Việt Nam, một lãnh đạo Bộ GD-ĐT dự kiến đưa môn Lịch sử vào trở thành một môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPTQG năm 2025. Cho đến thời điểm hiện tại, […]

Reverso: Liều Panadol dành cho người chơi hệ đa ngữ

Người ta vẫn hay đùa với nhau là, dân ngoại ngữ thì có nhiều nỗi sợ. Ngoài sợ cả bốn kỹ năng nghe nói đọc viết, còn phải kể đến nỗi ám ảnh về loại từ, gia đình từ, chia động từ, thậm chí lại còn phải chia giống đực giống cái cho từ,… nhiều […]

phụ đề canva

Làm phụ đề cho video bằng Canva: Nên hay Không?

Nghe khá mới lạ phải không nào? Bởi thường, khi mà nghĩ đến việc làm phụ đề cho một video thì người ta hay nghĩ tới Aegisub, hay gần đây là CapCut, chứ ít người sẽ nghĩ đến việc sử dụng Canva. Vậy sẽ thế nào, nếu chúng ta làm phụ đề cho video bằng […]

Bí quyết làm chủ môn Lịch Sử dành cho dân ban D

Các bạn theo ban Tự Nhiên đừng vì thấy tiêu đề mà vội bỏ qua bài viết nhé, vì dù ở ban nào đi chăng nữa thì bạn cũng nhất định phải học môn học này. Không học được nhiều thì cũng phải biết được ít. Bởi trong bài thơ Lịch sử nước ta, Chủ […]

tradiem.net - VnEdu Tra Cứu Điểm