Chúng ta thường tiếp cận hai từ “kỹ năng” trong những bối ảnh nhất định. Ví dụ như trong học tập thì có kỹ năng giải bài, đọc hiểu, phân tích câu. Trong môi trường làm việc, người ta lại hay nhắc đến kỹ năng tin học, kỹ năng giao tiếp, đàm phán. Đó là những thứ mà chúng ta phải học để đạt được kết quả tốt nhất cho từng mục đích. Vậy, bạn đã từng bao giờ nghĩ, để có thể sống một cuộc sống tự lập, không còn bữa sáng mà mẹ chuẩn bị, không còn tiền tiêu vặt mà ba dấm dúi cho, không còn sự chăm sóc trực tiếp từ gia đình, người thân, bạn sẽ cần phải trang bị những kỹ năng nào chưa?
Kỹ năng sống tự lập là gì?
Thường thì lứa trẻ Việt Nam sống tự lập ở độ tuổi 18, thời điểm mà chúng ta rũ bỏ tấm áo trắng của ba năm thanh xuân ngắn ngủi ở lại cùng với quê hương của mình và tiến vào cái xã hội thu nhỏ của mọi thời đại: đại học. Cuộc sống xa nhà bắt đầu từ đó, chúng ta buộc phải làm quen với thứ gọi là cuộc sống tự lập. Và kỹ năng sống tự lập là những hành vi, kiến thức cần thiết để có thể có một cuộc sống độc lập “bớt khó khăn” hơn.
1. Chăm sóc bản thân.
Một việc nghe tưởng chừng thì dễ nhưng qua mắt nhìn của phụ huynh thì thể nào cũng bị ăn mắng vì không làm được, hay làm không tốt. Trước hết thì chúng ta cần phải biết được kỹ năng nấu nướng cơ bản để có được một bữa cơm đầy đủ dưỡng chất. Không ai có thể nấu ăn cho bạn cả đời được, bạn cũng không thể mãi ăn cơm ngoài được. Có một điều mà sau một quãng thời gian sống độc lập, bạn nhất định sẽ hiểu ra, đó là ngoài gia đình ra, thì chỉ có chính bạn là người có thể yêu thương bản thân vô điều kiện.
Bên cạnh đó, chăm sóc bản thân cũng bao gồm một vài kỹ năng khác như sơ cứu, thói quen vận động, duy trì sở thích, đam mê…
Xem thêm: VnEdu Tra cứu điểm
2. Kỹ năng quản lý tài chính.
Người giàu thì không tự nhiên mà giàu. Ngay cả những đứa trẻ sinh ra đã ngậm thìa vàng, chúng cũng luôn lớn lên với sự giáo dục về kỹ năng quản lý tài chính. Nếu muốn có một cuộc sống dư giả hơn về sau này, đây là mà bạn nhất định phải học.
3. Học cách “đứng dậy”
Thất bại sẽ là chuyện cơm bữa, và nó lớn dần theo thời gian. Khi còn nhỏ, chúng mình tập đi xe đạp, sẽ có những cú ngã đau đến nhớ đời. Nhưng khi đó, chúng ta có sự động viên của ba, sự cổ vũ của mẹ, có anh chị em đỡ chúng ta ngồi dậy, giữ xe cho đến khi chúng ta đạp được những vòng đầu tiên quanh sân. Nhưng càng lớn, ta càng phải đối mặt với nhiều sự thất bại hơn thế nữa, và không phải chuyện gì cũng có thể mang đi than phiền với người khác, không phải chuyện gì người khác cũng có thể giúp mình. Ta cần phải học cách chấp nhận, đối diện và tự vượt qua nó.