Kahoot là một nền tảng học tập trực tuyến dưới dạng thức trò chơi, được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục thời nay. Nó cho phép giáo viên tạo và tổ chức các trò chơi trắc nghiệm, câu đố,… để kiểm tra kiến thức của học sinh, cũng như giúp học sinh ôn tập lại kiến thức. Bên cạnh đó, người sử dụng cũng có thể dùng Kahoot để tạo ra các bài giảng, các hoạt động nhóm warm-up cho lớp học. Cùng VnEdu Tra cứu điểm tìm hiểu rõ hơn về Kahoot qua bài viết dưới đây nhé!
1. Kahoot hoạt động như thế nào?
Để sử dụng Kahoot, bạn cần tạo một tài khoản trên trang web này. Sau khi đã có tài khoản, bạn có thể bắt đầu tạo bộ câu hỏi theo phong cách của riêng mình hoặc sử dụng những mẫu có sẵn trên trang chủ. Để tất cả học sinh trong lớp có thể cùng làm những câu hỏi này, bạn có thể chia sẻ với họ bằng cách sao chép đường link, hoặc gửi cho họ mã trò chơi.
2. Những dạng câu hỏi trên Kahoot
Kahoot cung cấp đa dạng những hình thức câu hỏi, giúp kiểm tra khả năng tư duy của học sinh cũng như giúp chúng tăng tính phản xạ một cách có điều kiện. Bộ câu hỏi mà bạn tạo ra có thể gồm những hình thức sau:
- Multiple choice: Câu hỏi gồm nhiều đáp án, trong đó học sinh phải chọn ra một đáp án đúng duy nhất
- True/ False: Học sinh phải nhận định xem giả thuyết được đưa ra là đúng hay sai.
- Short answer: Yêu cầu học sinh phải nhập một câu trả lời ngắn
- Fill in the bank: Học sinh điền câu trả lời của họ vào những chỗ trống
- Matching: Học sinh nối thông tin từ hai cột A và B, sao cho hai thông tin có sự liên quan và có tính đúng nhất định
- Ranking: Học sinh xếp thứ tự các câu trả lời.
3. Sử dụng Kahoot hiệu quả
Để có thể sử dụng Kahoot một cách hiệu quả, các bạn nên tham khảo một vài gợi ý dưới đây:
- Sử dụng các câu hỏi thú vị và hấp dẫn để thu hút sự chú ý của học sinh,
- Sử dụng các câu hỏi có nhiều mức độ khó khác nhau để phù hợp với khả năng của tất cả các em
- Sử dụng câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học để giúp học sinh củng cố kiến thức
- Sử dụng các câu hỏi có thể được sử dụng để đánh giá khả năng, mức độ hiểu biết của học sinh.