Kế hoạch ôn thi là một lịch trình có thể được chia thành các hoạt động, mục tiêu và nhiệm vụ học tập được xác định rõ ràng trong khoảng thời gian cần thiết mỗi ngày. Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn đang cố gắng tìm thời gian giữa công việc, đời sống xã hội hoặc những nỗ lực khác để hoàn thành bài vở ở trường, đặc biệt là trong thời điểm chạy nước rút ở những chặng cuối cùng cho kỳ thi đại học lần này. Vậy nên lập kế hoạch ôn thi như thế nào cho phù hợp, cùng VnEdu Tra cứu điểm tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!
Lập kế hoạch ôn thi như thế nào?
Nếu nói về các cách lập kế hoạch ôn thi, thì trên thế giới này có nhiều vô số kể. Và nếu xét về kinh nghiệm cá nhân, thì mời các bạn cùng tham khảo cách lập kế hoạch ôn thi dưới đây.
Bước 1. Tạo thời gian biểu cá nhân theo tuần, và điền vào chỗ trống. Trong những khoảng thời gian nào thì bạn đang làm những gì, bạn dành thời gian nhiều nhất cho việc gì, những khoảng thời gian nào là rảnh rỗi, sau đó điều chỉnh, cắt giảm lại cho phù hợp.
Bước 2. Xác định mục tiêu ôn thi. Bạn cần dành thời gian để ôn tập những môn nào, môn này đang yếu ở chỗ nào, nên học vào thời gian nào thì phù hợp, nên dành bao nhiêu thời gian cho môn này, môn kia cần ôn tập những gì,…
Bước 3. Nhìn lại thời gian biểu của mình và nhìn xem những “ô trống” mà bạn có thể sử dụng để dành thời gian cho việc tự học. Chú ý vào quá trình và tiến độ của việc ôn tập, đánh giá lại kết quả học tập sau mỗi tuần, và điều chỉnh linh hoạt vào tuần tiếp theo.
2. Những sai lầm thường gặp trong việc lập kế hoạch.
1. Kế hoạch phi thực tế
Bạn sẽ dễ bị nản lòng và nhụt chí nếu vẽ ra một bản kế hoạch ngoài khả năng của bản thân. Ví dụ như bạn đang rất yếu môn Toán, học lực chỉ ở mức trung bình, mà kế hoạch trong vòng 1 tháng đạt điểm 9 – 10 gần như là bất khả thi. Và để làm cho nó khả thi thì bạn phải dành tất cả thời gian của mình cho nó, gây ra sự mất cân bằng trong việc ôn tập.
2. Mục tiêu quá bao quát, không cụ thể
Một sai lầm điển hình khi lập ra kế hoạch ôn thi đó là mục tiêu không được cụ thể hóa. Tất nhiên thì việc ôn thi hầu như chỉ đi tới một cái đích cuối cùng là đạt điểm cao. Nhưng làm thế nào để đạt được điểm cao thì lại là một vấn đề khác. Hãy tự đánh giá lại thực lực thực tế của bản thân, và vạch ra những đầu việc phù hợp trong một quãng thời gian nhất định. Sau quãng thời gian đó, hãy xem xét lại một lần nữa.
3. Chỉ tập trung vào kết quả mà quên đi quá trình
Một kế hoạch ôn thi được lập ra nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu cụ thể. Nhưng đừng chỉ đặt toàn bộ sự quan tâm vào mục tiêu mà xem nhẹ quá trình. Xây dựng lộ trình với các bước triển khai, xử lý thông tin và các kịch bản có thể xảy ra giúp các bạn có thể theo dõi và cập nhật tiến độ các mục thường ngày.
Chúc các bạn ôn thi tốt!