Cuộc sống vốn dĩ là không dễ dàng, bất kể người nào cũng vậy, dù cho có là người giàu hay kẻ nghèo, học sinh hay người đi làm, người đã về hưu, bậc làm cha mẹ, lứa còn trẻ thơ,… tất cả những giai đoạn chúng ta trải qua trong cuộc sống này đều đầy rẫy những thử thách, áp lực. Một số người đối phó rất tốt với những áp lực trong cuộc sống, nhưng số còn lại thì không. Họ chật vật, đau khổ, sức khỏe giảm sút về cả mặt tinh thần lẫn thể chất, chưa kể tới những trường hợp tệ hơn. Vậy khi bị stress như vậy, chúng ta nên xử lý như thế nào? Cùng VnEdu Tra cứu điểm tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1. Stress do đâu mà ra?
Trước hết để đi tìm biện pháp cho một vấn đề, chúng ta cần tìm ra nguyên nhân cốt lõi của nó. Câu hỏi được đặt ra, stress thường xảy ra do những tác nhân nào?
- Các tác nhân gây căng thẳng cấp tính: Thường xuất hiện bất chợt và xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn, dễ đến và cũng dễ đi, không khó để cân bằng lại cảm xúc. Ví dụ như bạn được giao làm bài tập và trong thời hạn 10 ngày phải nộp lại sản phẩm, bạn ăn chơi và lướt TikTok hết 9 ngày, một ngày cuối cùng bạn bắt đầu lo lắng và lao vào hoàn thành tất cả các công việc, bạn sẽ dễ rơi vào trường hợp căng thẳng cấp tính. Nhưng sau khi hoàn thành sản phẩm đó rồi, cơ stress cấp tính của bạn cũng sẽ biến mất theo đó.
- Các tác nhân gây căng thẳng mãn tính: Thường tác động tới chúng ta trong một thời gian dài. Ví dụ như thế hệ trẻ thì thường dễ bị một dạng gọi là peer-pressure (áp lực đồng trang lứa). Tức là, ở bất cứ độ tuổi nào, dù là đang trong quãng thời gian học cấp ba, hay đã lên đại học, thậm chí là đi làm, họ vẫn luôn bị cảm thấy áp lực về bản thân so với những bạn bè cùng tuổi khác. Nó cứ kéo dài, kéo dài mãi, cho tới khi ta tìm được biện pháp giải quyết hay khắc chế.
2. Nên và không nên làm gì?
- Nên:
– Đi ngủ. Một điều nghe chừng như rất dở hơi, nhưng đã được khoa học kiểm chứng. Một giấc ngủ đủ và ngon sẽ giúp não bộ được nghỉ ngơi tốt, nạp lại 100% năng lượng và tinh thần của bạn. Không nên ngủ quá ít, cũng không nên ngủ quá nhiều, vì cả hai điều này đều khiến bạn trở nên mệt mỏi.
– Vận động thường xuyên: Chỉ với 30 phút đi bộ mỗi ngày, có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng và giải tỏa căng thẳng. Bạn cũng có thể tham khảo một số hình thức khác như chạy bộ, bơi lội, tthiền…
– Tìm kiếm sự giúp đỡ. Đừng cảm thấy ngại khi nhờ tới sự giúp đỡ của một ai đó, và ngay cả khi không có ai đáp lại lời cầu cứu của bạn, bạn cũng có thể tìm kiếm nó trong nhưng việc nho nhỏ như viết nhật ký, xem những bộ phim thể loại chữa lành, hay thử làm một món đồ thủ công.
- Không nên:
– Sử dụng chất gây nghiện. Ví dụ như ma túy, rượu bia, thuốc lá, caffein,…
– Từ chối sự căng thẳng. Rất khó để giải tỏa căng thẳng nếu bạn không chịu thừa nhận sự hiện diện của nó, và đôi khi nó còn bị phản tác dụng, và làm cho bạn cảm thấy stress hơn.